Niểng răng bao lâu thì nên có bầu? Nên niềng trước hay mang thai trước?
Mục lục
1/ Niềng răng bao lâu thì nên có bầu? Nên niềng trước hay mang thai trước?
Nếu như mang thai mất hơn 9 tháng còn niềng răng mất hơn 1 năm để có một hàm răng đẹp thì niềng răng bao lâu thì nên có bầu? Niềng răng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nếu như bạn thực hiện niềng đúng thời điểm. Cụ thể như sau:
1.1/ Nên có bầu sau khi bạn đã bắt đầu niềng răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp răng lệch lạc dịch chuyển về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Vì vậy sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi.
Nhưng trước khi niềng bạn sẽ phải chụp X – Quang hoặc nhổ răng trong thời gian đầu chỉnh nha. Do đó, thời điểm tốt nhất trả lời cho câu hỏi niềng răng bao lâu thì nên có bầu là khi bạn đã bắt đầu quá trình niềng răng được khoảng 1-2 tháng.
Đây là thời điểm bạn đã quen dần với khí cụ chỉnh nha trong miệng và cảm giác đau nhức khi răng dịch chuyển. Hơn nữa, đối với trường hợp phải nhổ răng khoảng thời gian này bác sĩ đã hoàn tất quá trình nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển.
Nên có bầu khi đã bắt đầu quá trình niềng răng được khoảng 1-2 tháng.
Tuy nhiên vừa niềng vừa mang bầu có vài điểm hạn chế sau:
+ Mang bầu làm thay đổi hormone làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
+ Nếu bạn niềng răng mắc cài sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh và gây mất thẩm mỹ khuôn mặt. Phụ nữ mang bầu đã kém xinh nay đeo mắc cài càng không được đẹp.
+ Trong quá trình niềng sẽ có thời điểm gây đau nhức, điều này khiến mẹ bầu trở nên nóng tính hơn.
+ Gặp khó khăn khi di chuyển đến phòng khám khi thai nhi phát triển quá lớn.
Những vấn đề này đều có thể giải quyết, điều quan trọng là bạn cần quyết tâm thực hiện điều trị để sở hữu một hàm răng đều đẹp như mong muốn.
1.2/ Đẹp nhất là sinh con xong rồi mới niềng
Đây là thời điểm được đánh giá là đẹp nhất để niềng răng bởi thai nhi đã được ra đời nên hầu như niềng vào thời điểm này sẽ không xảy ra những hạn chế kể trên.
Không những vậy, khi niềng sau khi sinh con bạn sẽ có 6 tháng nghỉ sinh nên bạn sẽ giải được ½ thời gian đối diện với nhiều người khi lựa chọn niềng răng mắc cài gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nếu hàm răng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng đến sức khỏe và ăn nhai của bạn. Bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp để lâu dài gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1.3/ Không nên niềng răng xong mới có bầu
Tại sao chúng tôi lại khuyên bạn không nên niềng răng xong rồi mới mang bầu? Bởi trong mỗi trường hợp thời gian chỉnh nha sẽ khác nhau và bạn không biết rằng liệu rằng quá trình niềng răng có bị kéo dài không. Hơn nữa sinh con là việc hệ trọng nên không nên trì hoãn vì niềng răng.
Trên đây là lời khuyên của chúng tôi về vấn đề niềng răng bao lâu thì nên có bầu? Vậy khi niềng thì nên chọn khí cụ nào? Tìm hiểu ở phần tiếp theo đây.
2/ Nên lựa chọn khí cụ chỉnh nha nào để niềng răng khi mang bầu?
Hiện nay trên thị trường có hai loại khí cụ chỉnh nha cho khách hàng lựa chọn là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Nếu bạn lựa chọn vừa niềng răng vừa mang bầu thì việc lựa chọn khí cụ chỉnh nha là vô cùng quan trọng.
Dưới đây là lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn để hạn chế những vấn đề có thể xảy ra khi mang bầu.
2.1/ Tốt nhất nên chọn niềng răng khay trong
Nếu bạn niềng răng mắc cài sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng từ đó gây ảnh hưởng đến nướu, gây sâu răng. Hơn nữa, khi mang bầu, hormone thay đổi khiến bạn dễ bị mắc bệnh về răng miệng, khi đeo niềng răng cố định sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gấp 2 – 3 lần người thường.
Tốt nhất nên niềng răng trong suốt
Do đó, bạn nên chọn niềng răng trong suốt invisalign để niềng răng khi mang thai. Không những hạn chế được các bệnh lý về răng mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao. Niềng như không niềng, dễ dàng tháo lắp, thuận lợi cho vệ sinh và ăn uống hàng ngày.
Không những vậy, niềng răng không mắc cài giúp bạn sẽ hạn chế được vấn đề đi lại để gặp bác sĩ. Nếu niềng răng cố định khoảng 1 tháng sẽ phải đến tái khám thì niềng khay trong phải từ 2 – 3 tháng bạn mới cần tới gặp bác sĩ.
Có thể thấy niềng răng trong suốt là khí cụ hoàn hảo cho các bà bầu khi có dự định chọn giải pháp mang bầu cùng lúc khi niềng răng.
XEM CHI TIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG INVISALIGN
2.2/ Có thể vẫn dùng khí cụ mắc cài nếu cần thiết
Mặc dù niềng răng mắc cài có nhiều nhược điểm nhưng nếu bạn muốn đẩy nhanh tốc độ niềng, đồng thời giảm chi phí thực hiện thì có thể sử dụng khí cụ này. Tuy nhiên, nên lưu ý về chế độ chăm sóc răng miệng để đảm bảo răng không mắc bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
3/ Một vài lưu ý quan trọng khi niềng răng thì mang bầu
Khi niềng răng và mang bầu cùng lúc bạn cần lưu ý 3 vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi và cho kết quả niềng răng đại hiểu quả cao.
3.1/ Chăm sóc răng khi đeo niềng
Nếu bạn lựa chọn niềng răng trong suốt thì quá trình chăm sóc răng khi đeo niềng sẽ đơn giản hơn. Bạn chỉ cần tháo khay niềng ra ngoài, thực hiện đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần/ ngày. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng để loại bỏ hết vi khuẩn trong khoang miệng.
Đối với niềng răng mắc cài, bạn cần dành nhiều thời gian chăm sóc răng hơn để làm sạch bề mặt răng, các mẫu thức ăn mắc kẹt trong mắc cài và dây cung. Bằng cách đánh răng bằng bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ răng, bàn chải điện cho người niềng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn uống.
3.2/ Một chế độ ăn uống tốt cho bé và tốt cho niềng răng
Do bạn cần bổ sung dưỡng chất cho hai người và phải làm sao tốt cho cả thiết bị niềng trong miệng nên chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia bạn nên và không nên ăn những món ăn sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh
+ Loại bỏ thức ăn nhiều đường như kẹo, socola, bỏng ngô,… hạn chế ăn thực phẩm cứng, dính.
+ Bổ sung rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu canxi, chất béo lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt.
+ Bổ sung omega – 3 và omega – 6 cho cơ thể nếu bạn thèm các loại hạt cứng.
Lời khuyên dành cho bạn là nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp nhất.
3.3/ Thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ
Mặc dù mang bầu sẽ khiến bạn ngại di chuyển, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Thế nhưng để kết quả điều trị đạt kết quả tốt nhất bạn nên tuân thủ đúng lịch khám của bác sĩ. Điều này không chỉ giúp theo dõi sự dịch chuyển của răng mà còn giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình niềng răng của bạn.
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề niềng răng bao lâu thì nên có bầu, nếu bạn vẫn còn băn khoăn hãy nhấc máy gọi ngay cho chuyên gia qua hotline 1900.6900 để được giải đáp nhé!
Bạn đang xem: Niểng răng bao lâu thì nên có bầu? Nên niềng trước hay mang thai trước? trong Chủ đề quan tâm
- Chỉnh nha không nhổ răng có được không? Nên áp dụng khi nào?
- Chỉnh nha không mắc cài – “Chỉnh nha bí mật” cho hàm răng đều đẹp
- Niềng răng khểnh mất bao lâu? Chi phí hết bao nhiêu tiền?
- Tại sao lại có răng khểnh? Răng khểnh trong tướng số là tốt hay xấu?
- Làm sao để có răng khểnh một cách an toàn và tiết kiệm chi phí?
- Review địa chỉ niềng răng không mắc cài tại Hải Phòng uy tín
- ƯU ĐÃI LÊN TỚI 30% – THẨM MỸ RĂNG CÙNG CHUYÊN GIA
- Niềng răng vẩu và những thông tin hữu ích bạn nên biết
- Chuyên gia tư vấn: Niềng răng eCligner có đau không?
- GIẢM NGAY 8 TRIỆU ĐỒNG: NIỀNG RĂNG KHAY TRONG ECLIGNER – CHỈNH NHA KHÔNG LỘ
- OFF 50% – MIỄN PHÍ TƯ VẤN CHỈNH NHA NIỀNG RĂNG CHO MỌI LỨA TUỔI
- CHUYÊN GIA NIỀNG RĂNG CHUẨN CHÂU ÂU – 6 THÁNG HIỆU QUẢ ĐỀU ĐẸP – TIẾT KIỆM 8 TRIỆU ĐỒNG