Niềng răng bị hỏng, không thành công: Nguyên nhân & Cách khắc phục
Mục lục
1/ Niềng răng không thành công nguyên nhân do đâu?
Niềng răng không thành công hay niềng răng bị hỏng là trường hợp “dở khóc dở cười” của nhiều bệnh nhân khi điều chỉnh sai lệch khớp cắn để cải thiện thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Theo các chuyên gia có 3 nguyên nhân chính dẫn đến niềng răng hỏng là:
1.1/ Do dụng cụ chỉnh nha kém chất lượng
Nếu sử dụng mắc cài hay khay trong suốt kém chất lượng để niềng răng thì trong quá trình niềng răng sẽ không tạo lực chính xác lên răng khiến răng di chuyển sai lệch, không đúng với phác đồ điều trị của bác sĩ. Hơn nữa, mắc cài kém chất lượng có thể bị bung buột gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, vệ sinh và lực tác động lên răng.
1.2/ Do bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật kém
Một ca chỉnh nha thành công phụ thuộc tới 75% trình độ tay nghề của bác sĩ và công nghệ ứng dụng tại nha khoa đó. Chính bởi, bác sĩ là người trực tiếp thăm khám và lên phác đồ điều trị cũng như điều chỉnh dụng cụ chỉnh nha trong miệng của bạn. Nếu như bác sĩ chuyên môn không cao, không điều chỉnh lực kéo chuẩn và không ứng dụng công nghệ mới vào điều trị thì có thể dẫn đến niềng răng hỏng.
1.3/ Chế độ chăm sóc răng trước và sau khi tháo niềng
Thông thường bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách sóc răng trong quá trình niềng để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến dụng cụ niềng răng và răng thật của bạn. Nhưng trong nhiều trường hợp bạn không tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn trên sẽ dẫn đến niềng răng không thành công. Bao gồm:
+ Không điều trị bệnh lý răng triệt để trước khi niềng răng
+ Ăn những thực phẩm gây hại cho niềng răng như thức ăn dai cứng, thực phẩm bám dính,…
+ Không vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên sau khi ăn uống dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,…
+ Không đến nha khoa tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
+ Không sử dụng hàm duy trì theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi tháo niềng răng.
Dấu hiệu niềng răng bị hỏng thường là niềng răng xong vẫn xấu, răng dịch chuyển lại vị trí ban đầu sau khi tháo niềng hay răng gặp các bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu khiến răng bị yếu đi. Vậy khi xảy ra tình trạng niềng răng không thành công làm sao để khắc phục?
2/ Niềng răng không thành công khắc phục như thế nào?
Tùy vào mỗi trường hợp của bệnh nhân sẽ có cách khắc phục khác nhau, bạn có thể tham khảo các cách khắc phục niềng răng hỏng sau đây.
2.1/ Đang niềng thấy có dấu hiệu niềng răng hỏng
Nếu trong quá trình chỉnh nha bạn thấy mắc cài thường xuyên bị bung buột, đau nhức kéo dài, chân răng bị lòi ra ngoài, răng không dịch chuyển về vị trí mới trong một thời gian dài,… Lúc này bạn cần yêu cầu bác sĩ chỉnh nha kiểm tra, xác định nguyên nhân để đưa ra hướng khắc phục tốt nhất.
Trong trường hợp địa chỉ nha khoa bạn đang thực hiện điều trị không uy tín hãy tìm trung tâm nha khoa uy tín khác để được bác sĩ giỏi điều trị, tránh tiền mất tật mang.
2.2/ Niềng răng không thành công khi kết thúc điều trị
Trước tiên bạn nên khiếu nại với bác sĩ về tình trạng niềng răng hỏng của mình và yêu cầu bác sĩ khắc phục miễn phí hoặc có phí. Nếu như cảm thấy nha khoa và bác sĩ đủ tin tưởng bạn có thể tiếp tục điều trị tại đây cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, chăm sóc và lịch tái khám của bác sĩ.
Tuy nhiên khi nha khoa không uy tín, không ứng dụng công nghệ mới vào điều trị và có đội ngũ bác sĩ kém chuyên môn thì bạn nên chuyển sang phòng khám mới. Bằng cách tìm hiểu thật kỹ một địa chỉ nha khoa uy tín, cung cấp hình ảnh và tài liệu niềng răng trước đây cho bác sĩ, từ đó tiếp tục quá trình điều trị đạt hiệu quả.
3/ Lưu ý quan trọng để niềng răng thành công 100%
Để không xảy ra tình trạng niềng răng không thành công bạn cần nắm chắc những lưu ý “vàng” sau đây:
+ Tham khảo trên các hội niềng răng hỏng để tránh xa những nha khoa kém uy tín, bác sĩ chuyên môn thấp.
+ Tìm kiếm địa chỉ nha khoa chất lượng, ứng dụng công nghệ hiện đại vào điều trị.
XEM VIDEO SAU ĐỂ KHÁM PHÁ TRUNG TÂM NHA KHOA LÝ TƯỞNG
Click xem ngay:
+ Trong quá trình niềng bạn cần nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống theo lời dặn của bác sĩ, tránh xa những đồ ăn dai, cứng, chứa nhiều đường, axit… để tránh tác động đến răng.
+ Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ
+ Thực hiện lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/ lần ngay cả khi đang niềng răng để phòng tránh viêm lợi.
+ Chăm sóc răng miệng đúng cách, chải răng thật kỹ sau khi ăn, sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho người niềng.
Trên đây là những thông tin về vấn đề niềng răng không thành công, nếu bạn vẫn còn băn khoăn hãy gửi câu hỏi tư vấn cho Nha khoa Paris theo form đăng ký dưới đây. Các bác sĩ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.
Bạn đang xem: Niềng răng bị hỏng, không thành công: Nguyên nhân & Cách khắc phục trong Niềng răng thẩm mỹ
- Top 7 bác sĩ niềng răng giỏi ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
- Niềng răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá Chuẩn 2020
- Răng mọc lệch phải làm sao? Có nên nhổ hay bọc sứ không?
- Niềng răng mắc cài kim loại thường & tự buộc giá bao nhiêu tiền?
- Niềng răng (Chỉnh Nha) là gì? Để làm gì & Có tác dụng gì?
- Niềng răng hô giá bao nhiêu tiền? Có đau không? Mất bao lâu?
- ƯU ĐÃI LÊN TỚI 30% – THẨM MỸ RĂNG CÙNG CHUYÊN GIA
- Niềng răng vẩu và những thông tin hữu ích bạn nên biết
- Chuyên gia tư vấn: Niềng răng eCligner có đau không?
- GIẢM NGAY 8 TRIỆU ĐỒNG: NIỀNG RĂNG KHAY TRONG ECLIGNER – CHỈNH NHA KHÔNG LỘ
- OFF 50% – MIỄN PHÍ TƯ VẤN CHỈNH NHA NIỀNG RĂNG CHO MỌI LỨA TUỔI
- CHUYÊN GIA NIỀNG RĂNG CHUẨN CHÂU ÂU – 6 THÁNG HIỆU QUẢ ĐỀU ĐẸP – TIẾT KIỆM 8 TRIỆU ĐỒNG